Khó khăn trong chăm sóc người bệnh liệt nửa người
Liệt nửa người ở người bị tai biến mạch máu não – đột quỵ thường kèm theo yếu tay chân, không cử động được, khó cầm nắm đồ vật, đau cơ, mất thăng bằng, mất phương hướng, méo miệng, thở gấp, cử động khó khăn. ...là tình trạng người bệnh không thể tự cử động, đi lại như bình thường mà chỉ có thể nằm im. Khi đó, mọi vấn đề như ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh đều phải thực hiện ngay trên giường bệnh. Những khó khăn, bất tiện này được thể hiện cụ thể như sau:
Liệt nửa người ở người bị tai biến mạch máu não – đột quỵ thường kèm theo yếu tay chân, không cử động được, khó cầm nắm đồ vật, đau cơ, mất thăng bằng, mất phương hướng, méo miệng, thở gấp, cử động khó khăn. ...là tình trạng người bệnh không thể tự cử động, đi lại như bình thường mà chỉ có thể nằm im. Khi đó, mọi vấn đề như ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh đều phải thực hiện ngay trên giường bệnh. Những khó khăn, bất tiện này được thể hiện cụ thể như sau:
1. Di chuyển khó khăn
Bại liệt là tình trạng một số bộ phận của cơ thể trở nên yếu ớt. Nguyên nhân là do tai biến mạch máu não gây chấn thương cột sống. Đối với những người bệnh này, họ hầu như không thể di chuyển hoặc tự di chuyển và cần sự trợ giúp của người khác.
2. Loét da
Da người bệnh bị liệt thường phải nằm lâu trên giường, da dễ ẩm ướt, chịu áp lực lớn dẫn đến lở loét da. Điều này không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn có thể khiến người thân mất thời gian, công sức chăm sóc, Vị trí loét thường là gót chân, lưng, cùng cụt, mông.
3. Ảnh hưởng về tâm lý
Nằm một chỗ và mọi sinh hoạt đều dựa vào người nhà, người bệnh liệt nửa người dễ mặc cảm, cho rằng mình là gánh nặng cho những người xung quanh. Ngoài ra, họ có thể trải qua cảm giác cô đơn, trống rỗng hoặc nhớ nhung và buồn bã.
4. Đại tiểu tiện không tự chủ
Những người bị liệt nửa người thường mất cảm giác ở phần dưới cơ thể, dẫn đến tiểu không tự chủ. Trong quá thời gian nằm dài nếu không được vệ sinh, sát trùng kịp thời sẽ gây bội nhiễm vi khuẩn hoặc loét da nặng, viêm đường tiết niệu.
Người bệnh liệt nửa người nên được chăm sóc như thế nào?
Khi chăm sóc người bị liệt nửa người, có một số điều cần lưu ý để quá trình phục hồi cải thiện diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn:
1. Chăm sóc dinh dưỡng
Việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp là rất cần thiết đối với người bệnh liệt nửa người. Người bệnh có thể mắc bệnh tiểu đường, béo phì nếu chế độ ăn uống quá giàu chất dinh dưỡng và các tình trạng như ức chế miễn dịch nếu chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng.
Ngoài ra, thức ăn cho người bệnh không những phải đủ dinh dưỡng mà còn phải mềm, dễ tiêu hóa. Người nhà có thể nấu cháo mềm cho người bệnh ăn nhiều lần, uống sữa hàng ngày.
Đối với những người bệnh có thể tự ăn thì nên chọn thức ăn hợp khẩu vị của người bệnh. Chú ý cho người bệnh ăn chậm, tránh ép chặt vì có thể gây nghẹn, sặc rất nguy hiểm. Người bệnh mắc bệnh mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường và các bệnh khác nên ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ.
2. Vệ sinh toàn thân
Mọi hoạt động vệ sinh cá nhân của người bệnh bị liệt một nửa người đều phụ thuộc vào người chăm sóc. Vì vậy, người nhà cần quan tâm chải tóc, khăn mặt, tắm và gội đầu 1 – 2 lần/1 tuần tuỳ theo nhu cầu hàng.
Ngoài ra, người bệnh liệt nửa người thường bị tổn thương thần kinh kiểm soát vận động nên không điều khiển sự đại tiểu tiện của mình. Do đó, họ thường bị viêm đường tiểu. Cách phòng ngừa hiệu quả nhất là vệ sinh sạch sẽ và làm khô sau khi đại tiểu giúp người bệnh cảm giác thoải mái, phòng tránh viêm đường niệu.
3. Phòng ngừa loét da khi nằm lâu ngày
Như đã đề cập bên trên, người bệnh bị đột quỵ liệt nửa người do thường xuyên nằm lâu một chỗ nên dễ mắc vào chứng loét da nhất là ở các vị trí bị tỳ đè nặng như phần đầu chi, hai bả vai, hai gót chân, lưng, mông. Để tránh loét da cần đặt người bệnh nằm trên nệm mềm có lót khí và xoay ngược trở lại vị trí tỳ ở người bệnh (2 giờ/lần) . Hàng ngày nên massage nhẹ các khu vực bị tỳ đè nặng, nhưng không được làm quá mạnh tay bởi dễ gây tổn thương cơ. Vận động nhẹ bên ngoài nhằm giảm căng kéo cơ bắp, mặt khác thúc đẩy tuần hoàn.
4. Phòng ngừa các biến chứng về hô hấp
Bệnh lý hô hấp là một trong những biến chứng thường gặp ở người bệnh liệt nửa người. Điều này là do lối sống nằm lâu và ít vận động có thể dẫn đến ứ đọng đờm, khiến người bệnh bị viêm phổi hoặc tắc nghẽn đường thở. Phải bắt người bệnh ngồi xuống và cố gắng vận động, vỗ rung hàng ngày để khạc đờm ra ngoài.
5. Tập thể dục thường xuyên, vận động nhẹ nhàng
- Xoa bóp nhẹ nhàng tay, chân, trán, lưng
- Tập duỗi các ngón tay, ngón chân, cổ tay, cổ chân
- Tập xoay cổ, tập ngồi rồi dần dần tập đứng, đi...
6. Chăm sóc hàng ngày
Do người bệnh phải ăn, nằm và sinh hoạt hoàn toàn trên giường nên ga trải giường dễ bị bẩn hơn bình thường, khiến người bệnh khó chịu nếu không được thay. Vì vậy, cần thường xuyên vệ sinh và thay ga trải giường cho người bệnh.
Phòng riêng của người bệnh nên là nơi thoáng mát, khô ráo, tầm nhìn của người nhà để thuận tiện cho việc theo dõi, chăm sóc.
Thường xuyên cắt móng tay, móng chân.Người bệnh nam cần chú ý cạo râu, người bệnh nữ nên tắm rửa sạch sẽ hàng ngày.
Trong quá trình vệ sinh, người nhà nên trò chuyện, động viên người bệnh tiếp cận sinh hoạt với tinh thần lạc quan.
Liệt nửa người sau tai biến gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh và người chăm sóc. Do đó, cần phải lập một kế hoạch điều trị chu đáo cho người bệnh liệt nửa người để không cản trở công việc và cuộc sống hàng ngày.
Mong rằng qua bài viết trên có thể phần nào giúp bạn và gia đình có thêm thông tin để chăm sóc người thân của mình tốt hơn. Nếu cần tư vấn chế độ chăm sóc các bạn có thể liên hệ tới #OriHome để được hỗ trợ.
Trung tâm chăm sóc người cao tuổi OriHome – Đồng hành cùng bạn !
Điện thoại/Zalo tư vấn : 0968850101
Facebook: https://www.facebook.com/orihomecentral
Website: https://orihome.com.vn